Đậu bắp (mướp tây) không chỉ là loại thực phẩm giàu protein, nhiều dinh dưỡng, không có
cholesterol mà các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều cao hơn các loại rau quả củ nói chung, đặc biệt là các vi chất như: canxi, kali, vitamin B6, magiê, folate và axit alpha - linolenic.
Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư.
Đậu bắp rất dễ ăn, có thể luộc, xào, nướng, sấy khô đều được nhưng ưa chuộng nhất là nấu canh chua.
Uống nước đậu bắp luộc hằng ngày, trong nhiều tháng còn giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, có làn da đẹp, đặc biệt là rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh.
Cành non của đậu bắp luộc ăn giúp tiêu hóa tốt, chữa trị loét dạ dày, bảo vệ gan...
Chữa ho, viêm họng: Rễ và lá thái mỏng phơi khô ngày uống 10 - 16g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc pha. Ngoài ra, còn dùng súc miệng.
Sốt cao, viêm đường tiết niệu, viêm họng: Dùng lá, thân (hoặc thêm rễ) 40g, nấu lấy nước uống.
Phòng chữa táo bón, trĩ: Quả non cắt từng đoạn 1 - 2cm ăn sống trong bữa ăn vừa ngon miệng vừa bổ sung chất dinh dưỡng, các chất vô cơ, vừa được phân xốp chữa táo bón.
Người có bệnh đái tháo đường nhẹ, có lệ thuộc hoặc không lệ thuộc
insulin đều nên ăn quả đậu bắp mỗi ngày 50 - 100g bằng các dạng ăn sống hoặc hấp chín, có tác dụng ổn định đường huyết. Cũng có thể dùng cây, lá phơi khô mỗi ngày 50 - 100g nấu lấy nước uống.
Hạt già rang giòn pha nước sôi uống làm ra mồ hôi. Cũng có thể lọc qua phin uống thay cà phê.
ST